Trang

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Bộ đầy đủ 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH
     3.2 Ở Mỹ


1. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN LÀ GÌ?

• Chuẩn mực kế toán (accounting standards) là những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình bày trên BCTC
• Chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc chung (general principles) và những nguyên tắc cụ thể (specific principles)
+ Nguyên tắc chung là những giả thiết (assumption), khái niệm (concept) và những hướng dẫn dùng để lập BCTC
+ Nguyên tắc cụ thể là những quy định chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nguyên tắc chung được hình thành do quá trình thực hành kế toán, còn nguyên tắc cụ thể được xây dựng từ các quy định của tổ chức quản lý

Mỗi quốc gia, tùy theo tình hình phát triển kinh tế của mỗi nước, sẽ có những nguyên tắc kế toán của nước mình, có tên tiếng Anh là Generally Accepted Accounting Principles, gọi tắt là GAAP

2. VÌ SAO PHẢI CÓ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

• Có tuân thủ các chuẩn mực kế toán thì người lập (preparer) và người sử dụng (user) BCTC mới hiểu được các thông tin phản ánh trên báo cáo
• Chuẩn mức kế toán là nền tảng để thực hiện chức năng của kế toán tài chính (financial accounting) là báo cáo tình hình tài chính (financial reporting)
• Và phương tiện quan trọng dùng để báo cáo tình hình tài chính chính là các BCTC (Financial statements)
• Như vậy, không có chuẩn mực kế toán thì các mục tiêu của BCTC dưới đây sẽ không đạt được:
+ Cung cấp thông tin hữu ích để làm quyết định về đầu tư và tín dụng
+ Cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá luồng tiền tương lai
+ Cung cấp thông tin về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, gọi chung là tình hình tài chính (financial position) của doanh nghiệp
• Nói cách khác, nhờ có chuẩn mực kế toán các thông tin trình bày trên BCTC trở nên thiết thực (relevant), tin cậy được (reliable) và có thể so sánh được (comparable)
+ Thông tin có thiết thực thì người sử dụng mới có thể đưa ra quyết định
+ Thông tin có tin cậy thì người đọc mới thấy an tâm
+ Thông tin có so sánh được thì người sử dụng mới có thể lựa chọn

Tóm lại: 


- Chuẩn mực quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:
- Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất
- Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho cá thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý.
- Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
- Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước

3. TỔ CHỨC BAN HÀNH CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

3.1 Ở Việt Nam

• Trước khi mở cửa và hội nhập, Việt Nam không có chuẩn mực kế toán, chỉ có chế độ kế toán 
• Chế độ kế toán là những quy định do Bộ Tài chính ban hành, chủ yếu để hướng dẫn các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã thực hiện công tác kế toán
• Cuối năm 2001 BTC ban hành lần đầu tiên 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam
• Đến tháng 12 năm 2005, BTC đã ban hành được tất cả 26 chuẩn mực kế toán 
• Các chuẩn mực kế toán Việt Nam, gọi tắt theo tiếng Anh là VAS ( Vietnam Accounting Standard), được BTC soạn thảo dựa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, gọi tắt theo tiếng Anh là IAS
• Theo Quyết định số 47 năm 2005, BTC đã có lộ trình bàn giao dần chức năng ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, có tên gọi tắt theo tiếng Anh là VAA (Vietnamese Association of Accountants and Auditors)



3.2 Ở Mỹ

• Financial Accounting Standards Board (Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính), gọi tắt là FASB, Từ năm 1973 FASB là tổ chức được chỉ định trong việc thiết lập các chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính và trong khu vực kinh tế tư nhân (Private sector)
• Securities and Exchange Commission (Ủy Ban Chứng khoán và Trao đổi), gọi tắt là SEC, một cơ quan nhà nước, ban hành các nguyên tắc kế toán có liên quan đến các công ty niêm yết

3.3 Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS)

• Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, người sử dụng BCTC bên ngoài doanh nghiệp càng có nhu cầu về tính so sánh của báo cáo kế toán
• Đặc biệt khi các doanh nghiệp muốn vay vốn của các cơ quan tín dụng hay nhà đầu tư nước ngoài
• Các tổ chức quốc tế đã ban hành một số các chuẩn mực kế toán quốc tế, với hy vọng làm hài hòa các chuẩn mực kế toán giữa các nước
• Nhờ đó, một công ty chỉ cần một bộ BCTC duy nhất có thể áp dụng cho mọi thị trường tài chính

3.4 Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

• Tên tiếng Anh là The International Accounting Standards Committee, viết tắt là IASC
• Một tổ chức tư nhân độc lập (independent private sector body)
• Có mục tiêu là đạt được sự thống nhất về các nguyên tắc kế toán (uniformity in the accounting principles) giữa các doanh nghiệp và các tổ chức khác về mặt báo cáo tình hình tài chính (financial reporting)
• Thành lập năm 1973 giữa các tổ chức nghề nghiệp kế toán của Australia, Canada, France, Germany, Japan, Mexico, the Netherlands, the United Kingdom and Ireland và the United States of America
• Đến năm 1983 IASC bao gồm tất cả các hội viên của tổ chức Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế (the International Federation of Accountants) gọi tắt là IFAC
• Tính đến tháng 1/1998, đã có trên 122 hội viên của 91 nước, trong đó có cả Việt Nam
• IASC được điều hành bởi một Hội đồng (Board) gồm các tổ chức nghề nghiệp kế toán của các nước hội viên do IFAC bổ nhiệm
• Nhiệm kỳ Hội đồng bắt đầu từ 1/1/98 có 13 nước: Úc, Canada, Pháp, Đức, Ấn độ, Nhật bản, Malaysia, Mexico, Hà lan, Nam Phi, Anh, Mỹ, Bắc Âu
• Cho đến năm 1998 IASC đã ban hành tất cả 34 chuẩn mực kế toán quốc tế

3.5 Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

• Đến năm 2001 IASC được thay thế bằng IASB, tức International Accounting Standards Board, văn phòng đặt tại London
• Nhiệm vụ của IASB là phát triển một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu, có chất lượng cao (a high quality, global accounting standards) đòi hỏi thông tin minh bạch và so sánh được trong các BCTC
• Để đạt mục tiêu này, IASB phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán ở các nước để đạt được sự hội tụ các chuẩn mực kế toán
• IASB có 14 thành viên, trong đó 12 làm việc toàn thời gian, của 9 nước, và một số chuyên gia khác
• Nguồn kinh phí hoạt động của IASB do tổ chức có tên gọi là International Accounting Standards Committee Foundation (IASC Foundation) cung cấp
• IASC Foundation là tổ chức bao gồm các công ty kiểm toán quốc tế, các định chế tài chính tư nhân, các công ty công nghiệp, các ngân hàng trung ương và ngân hàng phát triển, … trên toàn thế giới
• IASB ban hành các chuẩn mực kế toán bằng một loạt công bố gọi là International Financial Reporting Standards, gọi tắt là IFRS, tạm dịch Chuẩn mực Báo cáo Tình hình Tài chính Quốc tế
• Thuật ngữ IFRS ngày nay bao gồm tất cả các IAS trước đây cũng như những IFRS ban hành sau này
• Tính đến cuối năm 2005, IASB đã ban hành tất cả 42 chuẩn mực báo cáo tình hình tài chính quốc tế hay nói theo thói quen là 42 chuẩn mực kế toán quốc tế


Cho đến nay, IASC và IASB đã điều chỉnh và ban hành được 30 chuẩn mực kế toán quốc tế IAS và 08 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Các chuẩn mực này áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp





Link download:
Tất cả các link phía dưới đều là  Bộ 26 chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn. Nhưng mỗi bộ có 1 đặc điểm riêng phù hợp với từng trường hợp tra cứu khác nhau. Tùy ý bạn sử dụng^^
26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (Ebook .chm)


26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam + Thông tư (Các tài liệu được kết nối với nhau rất thuận lợi để tra cứu)


Quyết định, thông tư hướng dẫn về Chuẩn mực kế toán (bản gốc file .doc đầy đủ nội dung để tra cứu, sửa chữa)


Danh sách 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam
26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được sự giúp đỡ của Cộng đồng châu Âu (EU) và Ngân hàng thế giới (WB) từ năm 1996. Các chuẩn mực này được công bố thành năm đợt:
  1. Đợt 1: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2000
  2. Đợt 2: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002
  3. Đợt 3: Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003
  4. Đợt 4: Ban hành theo quyết định  theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2005.
  5. Đợt 5: Ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005

Chuẩn mực 1: Chuẩn mực chung
Chuẩn mực 2: Hàng tồn kho
Chuẩn mực 3: Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực 4: Tài sản cố định vô hình
Chuẩn mực 5: Bất động sản đầu tư
Chuẩn mực 6: Thuê tài ản
Chuẩn mực 7: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty
Chuẩn mực 8: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh
Chuẩn mực 9: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực 10: Hợp nhất kinh doanh
Chuẩn mực 11: Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực 12: Hợp đồng xây dựng
Chuẩn mực 13: Chi phí đi vay
Chuẩn mực 14: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực 15: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Chuẩn mực 16: Hợp đồng bảo hiểm
Chuẩn mực 17: Trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực 18: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
Chuẩn mực 19: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Chuẩn mực 20: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chuẩn mực 21: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư và công ty con
Chuẩn mực 22: Thông tin về các bên liên quan
Chuẩn mực 23: Báo cáo tài chính giữa niên độ
Chuẩn mực 24: Báo cáo bộ phận
Chuẩn mực 25: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
Chuẩn mực 26: Lãi trên cổ phiếu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu không muốn hiện thông tin cá nhân, Bạn có thể chọn "Nhận xét với tư cách Ẩn danh"

Bài đăng Cũ hơn:

Bài đăng Mới hơn: