Trang

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Thân gửi Google: Android đang cần bạn giúp sức


Google xin hãy lắng nghe, chúng ta cần nói chuyện với nhau. Có vẻ như bạn đang bỏ bê người bạn robot màu xanh lá cây của chúng ta. Tôi biết bạn đang phải chiến đấu với những vụ kiện tụng, xin cấp phép cho dự án xe hơi không người lái, và tập trung vào Google +, nhưng có lẽ đã đến lúc cho Android thấy rằng bạn vẫn quan tâm đến nó.

Sự bỏ bê của bạn đang bắt đầu hiện rõ đối với chúng tôi, những người phụ thuộc vào Android. Gần đây, việc tìm kiếm ứng dụng trên Google Play đã trở nên khó khăn hơn bình thường - - thậm chí những ứng dụng được ưa chuộng đôi lúc cũng khó tìm, và sẽ còn tồi tệ hơn nếu người dùng tìm kiếm ứng dụng dành riêng cho máy tính bảng. Những  người viết ứng dụng cảm thấy lạc lối, vì không có ai hướng dẫn họ vượt qua thách thức cam go khi tạo ra một ứng dụng có thể hoạt động trên nhiều thiết bị Android. Và đôi khi có cảm giác như các nhà mạng và nhà sản xuất thiết bị có nhiều quyền kiểm soát Android hơn bạn; họ quyết định việc Android trông như thế nào, có thể chạy ứng dụng gì, và một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng sẽ được cập nhật hệ điều hành hay không.
Bạn làm sao vậy, Google? Đã gần bảy tháng kể từ lần cuối cùng bạn đưa ra thông báo quan trọng về Android, và vài người trong chúng tôi lo rằng Android sẽ tiếp bước Google Wave: Có thể bạn sẽ ngừng phát triển nền tảng này, và bỏ mặc nó cho bất cứ bên nào có liên quan. Tồng Giám đốc Điều hành của bạn gần đây cho biết  là Android không phải là thành phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Google. Điều này hợp lý thôi vì Google kiếm được nhiều tiền từ iOS hơn là từ hệ điều hành di động của hãng.
Nhưng cho dù Android không mang lại những khoản tiền kêch xù, tất cả chúng ta đều biết hệ điều hành là một phần quan trọng trong việc kinh doanh của bạn, và nếu bạn để Android “chết dần chết mòn” thì cũng chẳng mang lại lợi ích gì. Vậy là có lẽ đã đến lúc phải cân nhắc lại chiến lược Android của bạn.

Ứng dụng tốt ở đâu?
Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào cách mà bạn quản lý ứng dụng. Khác với Apple, bạn cho phép gần như bất kỳ ai cũng có thể tạo ra ứng dụng và đưa lên Google Play để mọi người tải xuống. Trước đây, việc này không những mở rộng cửa cho phần mềm độc hại, mà nó còn cho phép mọi loại ứng dụng dở tệ và vô dụng tràn ngập trên chợ ứng dụng. Việc cố gắng tìm kiếm ứng dụng trên Google Play giống như chơi trò “bịt mắt bắt dê”: Người dùng không biết mình sẽ phải tìm cái gì, và có thể họ sẽ tình cờ tìm được vài ứng dụng khá tệ hại. Bạn nổi tiếng về khả năng tiềm kiếm, vậy thì tại sao việc tìm được một ứng dụng có giá trị trên chợ ứng dụng của bạn lại khó khăn đến vậy?

Tìm kiếm 1 ứng dụng trong iTunes.
Người dùng tìm kiếm ứng dụng cho máy tính bảng Android thậm chí còn gặp khó khăn hơn thế nữa. Ứng dụng loại này thất thường đến nỗi gần như không thể tìm được một ứng dụng như vậy. iPad rất được ưa chuộng phần lớn là vì kho ứng dụng App Store có hàng chục ngàn ứng dụng cho máy tính bảng và rất dễ tìm. Khi người dùng tìm kiếm trong App Store trên iTunes, họ có thể dễ dàng biết được ứng dụng nào họat động trên iPhone và ứng dụng nào dành cho iPad. Ngược lại, khi người dùng tìm kiếm trên phiên bản trên nền web của Google Play, họ không có cách nào để biết được một ứng dụng nào đó có được tối ưu hoá cho máy tính bảng hay không. Cho dù người dùng tìm kiếm trên Google Play bằng máy tính bảng Android, rất có thể ứng dụng họ tải xuống sẽ chỉ là phiên bản điện thoại di động được kéo dãn ra để vừa với màn hình lớn hơn.

 Tìm kiếm 1 ứng dụng trong Google Play (Market cũ)
Nhà phát triển ứng dụng đối mặt thách thức
Tại sao lại có quá ít ứng dụng thực sự dành cho máy tính bảng Android? Một lý do là máy tính bảng Android không bán chạy. Nhưng cũng đúng là các nhà phát triển ứng dụng cảm thấy họ không được hỗ trợ. So với bộ công cụ phát triển phần mềm trên iOS and Windows Phone 7 thì bộ công cụ phát triển phần mềm Android có thể gây phiền toái vì sử dụng Java. Mặc dù Java là ngôn ngữ lập trình cơ bản mà hầu hết mọi người đều được học trong Computer Science 101 (lớp cơ bản về khoa học máy tính), nhưng làm việc trên nền Java thật khó, và nó có thể khiến ứng dụng Android trông không đẹp bằng (hay đẹp hơn) ứng dụng iOS.
Một vấn đề nan giải khác đối với nhà phát triển ứng dụng Android: Họ phải tạo ra ứng dụng có thể chạy trên hơn một ngàn thiết bị khác nhau về vi xử lý, kích cỡ màn hình, độ phân giải, và phiên bản hệ điều hành. Ngoài ra, cũng thật vô ích khi diễn đàn dành cho nhà phát triển ứng dụng Android bị đóng cửa hồi tháng Tám vừa qua, khiến nhiều phát triển không biết phải tìm đâu ra giải pháp cho vấn đề khó khăn của mình. Hầu hết nhà phát triển ứng dụng không kiếm ra tiền từ Android, và một số người đã ngừng làm việc trên nền tảng này, và gọi đó là một việc "không bền vững". Tuy Android khó có thể cạn nguồn phát triển ứng dụng trong thời gian ngắn sắp tới (xét cho cùng, Android vẫn chiếm thị phần điện thoại thông minh lớn nhất ở Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới), nhưng chúng tôi bắt đầu nhận thấy rằng ứng dụng giảm chất lượng khi những nhà phát triển tài giỏi bỏ ra đi. Người dùng chúng tôi sẽ phải “ngụp lặn” trong đống ứng dụng rác thậm chí còn nhiều trước để tìm được một ứng dụng đáng tải xuống.
Khả năng tuỳ biến làm nên rắc rối
Điều thậm chí làm thất vọng hơn nữa là một khi tìm được ứng dụng đáng tải, có thể chúng tôi sẽ không thể tải xuống. Gần đây, các nhà mạng và nhà sản xuất điện thoại dường như đang là người quyết định những ứng dụng nào người dùng có thể và không thể cài trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android. Lấy Google Wallet làm ví dụ, người dùng không sử dụng mạng Sprint sẽ không thể cài ứng dụng Google Wallet trên điện thoại - - dù họ sở hữu chiếc điện thoại Nexus vốn có hỗ trợ ứng dụng thanh toán giao tiếp tầm gần này. Tôi không thích việc nhà mạng bảo tôi có thể và không thể làm gì, nhất là khi nói đến ứng dụng.



Google Wallet chỉ sử dụng được trên một số thiết bị và mạng di động

Nhà sản xuất điện thoại có thể không góp nhiều tiếng nói về việc chúng tôi có thể cài ứng dụng gì trên điện thoại, nhưng họ thật sự quyết định những ứng dụng mà chúng tôi có thể và không thể gỡ bỏ ra khỏi điện thoại của mình. Giao diện chính xấu xí và bloatware (ứng dụng bổ sung mà nhà máy sản xuất đưa vào) gây phiền toái trên hầu như mọi thiết bị Android. Hầu hết những thứ này chúng tôi không thể gỡ bỏ  trừ phi chúng tôi “root” máy. Để đưa tất cả những ứng dụng bổ sung mà chúng tôi không mong muốn vào thiết bị Android, nhà sản xuất đã chỉnh sửa và thay đổi hệ điều hành - - làm méo mó hình dạng và cách hoạt động của nó. Các nhà mạng cũng ”chơi trò bloatware”, đôi khi làm quá tay đến mức thay thế toàn bộ dịch vụ Google bằng Bing.
Thậm chí còn tệ hơn, khả năng tùy biến khiến việc cập nhật điện thoại và máy tính bảng lên phiên bản Android mới nhất trở nên khó khăn hơn. Ngay cả Samsung Galaxy Nexus, chiếc điện thoại phải có phiên bản Android mới nhất, lại chạy hệ điều hành khác nhau tùy vào phiên bản mà mua người chọn. Phiên bản của nhà hai nhà mạng Sprint, Verizon, và phiên bản quốc tế được cập nhật theo những khoảng thời gian khác nhau, và chạy phiên bản Ice Cream Sandwich khác nhau. Tôi vẫn đang đợi được cập nhật phiên bản Android 4.0.4 cải thiện hiệu suất  cho chiếc Galaxy Nexus khoá mạng Verizon của mình. Bản cập nhật này được cho là sẽ sửa  một vài lỗi quan trọng - - và đã có trên Galaxy Nexus phiên bản quốc tế được hơn hai tháng rồi.

Google có thể làm gì?
Google nè, tôi là không khuyên bạn nên cố gắng kiểm soát các mẫu điện thoại và máy tính bảng Android mà các hãng sản xuất ra. Nhưng bạn có thể thực hiện hai giải pháp sau để giảm bớt gánh nặng đè lên nhà phát triển ứng dụng và cải thiện mọi việc đối với người mua thiết bị Android. Đó là xác lập yêu cầu phần cứng tối thiểu đối với điện thoại di động và máy tính bảng chạy Android, và đóng một vai trò to lớn hơn trong việc phân phối các bản cập nhật.
Nếu bạn xác lập yêu cầu phần cứng tối thiểu đối với mọi điện thoại và máy tính bảng, nhà phát triển ứng dụng sẽ có thể thiết kế ứng dụng cho các thông số đó và có thể chắc chắn rằng ứng dụng sẽ hoạt động trên bất kỳ thiết bị Android nào. Chúng tôi hy vọng các hãng điện thoại sẽ vẫn thiết kế điện thoại và máy tính bảng dựa trên những yêu cầu phần cứng tối thiểu đó, và bạn có thể nâng yêu cầu đó lên cứ hai năm một lần để phù hợp với phần cứng mà hầu hết mọi người đang dùng. Bằng cách này, bạn sẽ ngăn chặn nhà sản xuất tạo ra thiết bị rẻ với chi tiết kỹ thuật lỗi thời. Điều này cũng có nghĩa là người dùng Android sẽ không phải suy đoán liệu một ứng dụng nào đó có hoạt động trên thiết bị của mình hay không. Người dùng máy tính bảng cũng sẽ được lợi: đội ngũ phát triển ứng dụng sẽ không phải dành nhiều thời gian để “vọc” các phiên bản điện thoại khác nhau, và có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc tối ưu hoá ứng dụng của họ cho máy tính bảng Android.
Phần cứng là một phần, nhưng việc bảo đảm rằng mọi người đều có cùng một phiên bản Android sẽ là thách thức lớn hơn. Google, bằng cách hợp tác chặt chẽ hơn nữa với HTC, Motorola, Samsung, và các hãng sản xuất điện thoại và máy tính bảng lớn khác, bạn có thể tiến thêm một bước để tạo ra một trải nghiệm Android thống nhất hơn. Hãy kết bạn với nhà mạng và nhà sản xuất chíp để đảm bảo rằng bản cập nhật sẽ hoạt động trên mạng của nhà mạng đó, để họ sẽ không phải mất vài tháng thử nghiệm bản cập nhật trước khi chính thức quyết định phát hành nó. Sự chậm trễ lớn nhất đối với bản cập nhật Android đến từ việc nhà mạng thử nghiệm bản cập nhật đó trên mạng của mình, một quá trình mà họ có thể tiến hành với sự giúp sức của bạn.
Google nè, tất cả chúng tôi đều yêu thích Android và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho nó. Chúng tôi chỉ ước sao bạn thể hiện sự quan tâm đến hệ điều hành của bạn nhiều như chúng tôi đã làm vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu không muốn hiện thông tin cá nhân, Bạn có thể chọn "Nhận xét với tư cách Ẩn danh"

Bài đăng Cũ hơn:

Bài đăng Mới hơn: